Ứng dụng bảng màu Pantone để bắt nhịp xu hướng thời thượng trong thiết kế in ấn

Bởi In Alpha 137 lượt xem | Chia sẻ bài viết:

Ứng dụng bảng màu Pantone trong thiết kế in ấn mang lại làn gió mới cho sản phẩm của các thương hiệu. Cùng In Alpha tìm hiểu những xu hướng thiết kế mới nhất thông qua màu Pantone từ các thương hiệu trên thế giới nhé!

Bảng màu Pantone là gì?

Bảng màu Pantone thuộc Pantone Matching System (PMS) –  được phát triển bởi công ty Pantone Limited Liability Company (Pantone LLC) với trụ sở chính đặt tại New Jersey, Mỹ (Theo Wikipedia). Một hệ thống màu Pantone (PMS) bao gồm nhiều bảng màu Pantone khác nhau. Bảng màu Pantone được ứng dụng trong nhiều ngành khác nhau như in ấn, thiết kế đồ họa, mỹ thuật, hóa trang, thiết kế nhà ở sản xuất hàng hóa,… và nhiều ngành khác.

Ra đời từ đầu thập niên 60, hệ thống bảng màu Pantone cho phép các chuyên viên thiết kế (designer) phối màu riêng biệt trong quy trình tạo ra màu sắc. Ban đầu, hệ thống màu Pantone được sáng tạo ra để giải quyết các khó khăn trong ngành in ấn như: kết hợp màu sắc quá rắc rối, ấn phẩm in không đúng màu như mong muốn,… Khi ra đời hệ thống phân loại và kết hợp màu sắc theo danh mục, Pantone đã thực sự trở thành “cẩm nang gối đầu giường” cho các nhà thiết kế. Điều này giúp các Công ty tạo ra màu sắc chính xác và khác biệt cho bộ nhận diện thương hiệu của họ. Mỗi màu sắc trong hệ thống bảng màu Pantone đều có mã số PMS riêng, vì thế giúp đảm bảo màu sắc đó trùng khớp hoàn toàn trên mọi ứng dụng hình ảnh (ấn phẩm, bảng hiệu, bao bì,…) mà nó được sử dụng.

bang-mau-pantone
Màu xanh của thương hiệu trang sức cao cấp Tiffany&Co gắn liền với mã 1837 C

Chẳng hạn khi nhắc đến thương hiệu trang sức Tiffany & Co ở phân khúc cao cấp, hình ảnh của thương hiệu này gắn liền với màu xanh đặc trưng mang mã số 1837 C. Ngược lại, mã màu Pantone đồng thời cũng là dấu hiệu nhận diện của thương hiệu.

Nguồn cảm hứng cho màu xanh của Tiffany đến từ trứng của loài chim Robin America (còn gọi là chim hoét cổ đỏ). Sau khi được chuẩn hóa và đánh số theo hệ thống màu Pantone, thương hiệu này biến màu xanh trứng trở thành dấu hiệu nhận diện. Chúng ta có thể thấy rằng dù là hộp đựng trang sức, vỏ chai nước hoa, cửa hàng, thiệp chúc mừng,… đều mang sắc xanh kinh điển – Robin egg blue. Điều thú vị ở đây là thương hiệu Tiffany & Co đã sử dụng năm thành lập 1837 để đặt làm mã số cho màu sắc này.

*** Tham khảo thêm: Công nghệ in tem nhãn decal chất lượng cao được sử dụng phổ biến hiện nay

Các thương hiệu ứng dụng bảng màu Pantone để bắt nhịp xu hướng mới như thế nào?

Theo khoa học, 95% phản ứng của con người với màu sắc diễn ra trong vô thức. Cảm quan về màu sắc là yếu tố rất quan trọng đối với người nhìn. Màu sắc không chỉ là để phân biệt sản phẩm với nhau, mà nó còn giúp khởi gợi nên những dòng cảm xúc khác nhau, truyền tải một thông điệp không lời. Việc lựa chọn, kết hợp và ứng dụng màu sắc tạo nên những trải nghiệm riêng biệt cho từng người, cũng đồng thời tạo ra cách nhìn nhận của người dùng cho sản phẩm. Trong cuốn sách “How Customer think: Essential Insight in to the Mind of the Market”, giáo sư Gerald Zaltman của Đại học Hard đã khẳng định rằng 95% quyết định mua hàng của con người đến từ vô thức.

Để quyết định chọn mua một sản phẩm, người dùng có thể quan tâm đến bao bì, phong cách thiết kế, thương hiệu,… nhưng sự thật yếu tố đầu tiên mà mắt người có thể cảm nhận được chính là màu sắc. Nói cách khác dễ hiểu hơn, màu sắc chính là “ấn tượng đầu tiên” (first sight) của chúng ta về sự vật xung quanh. Vì thế tập trung vào màu sắc chính là yếu tố đầu tiên mà thương hiệu có thể cải thiện để tăng cao doanh số bán hàng.

Khi màu sắc trở thành “xu hướng thời trang”

Kể từ năm 2000 trở đi, Hiệp hội màu sắc Pantone đã tạo ra chiến dịch Pantone Color of the Year (Màu Pantone của năm) như một phong cách dẫn dắt và mở đầu xu hướng sáng tạo trong một năm cho các ngành như Marketing, quảng bá thương hiệu, truyền thông xã hội,… và cả chính trị. Bắt đầu ra mắt với màu xanh Cerulean (thiên thanh) vào năm 2000, sau khi trải qua 20 năm được thực hiện liên tục, chiến dịch này vẫn được công chúng chờ đợi trong sự háo hức mỗi năm.

color-of-the-year
Color of the Year từ năm 2000 đến 2020

Đến hẹn lại lên, vào mỗi tháng 12 hằng năm, Hiệp hội màu sắc Pantone lại đưa ra dự báo về Color of the Year (Màu của năm) cho năm tiếp theo. Việc cho ra đời chiến dịch Pantone Colour of the Year đã đưa Hiệp hội màu sắc Pantone trở thành người tiên phong về màu sắc và các vấn đề liên quan.

Pantone Colour of the Year được chọn lựa như thế nào?

Việc dự đoán Màu của năm không dựa trên bất kỳ một khảo sát thực tế hay một nguyên nhân chủ yếu nào. Màu được chọn dựa trên những sự kiện về kinh tế, chính trị, xã hội, nghệ thuật,… đang xảy ra và có khả năng tiếp diễn trong vòng 1 năm tới có tác động tới tinh thần của con người.

Chẳng hạn Màu của năm 2016 rất đặc biệt khi có đến 2 màu là Rose Quartz (Thạch anh hồng) và Serenity (Xanh yên bình). Hai gam màu kiểu pastel ngọt ngào và dịu dàng hòa quyện với nhau như một liều thuốc chữa lành cho sự biến động và căng thẳng của tình hình thế giới khi ấy. Sự kết hợp giữa 2 sắc màu tạo ra thế cân bằng, đối trọng giữa cuộc sống điên rồ và hối hả.

pantone-color-2016
Màu Pantone của năm 2016

Còn đối với màu Xanh cổ điển (Classic Blue – Color of the Year 2020), chúng ta lại một lần nữa quay trở về với năm 2000, khi sắc xanh thiên thanh được chọn làm màu của năm. Năm 2000 và 2020 đều là những năm bắt đầu của một thập kỷ mới, màu xanh được chọn lựa như sự cầu nguyện yên bình của nhân loại.

pantone-color-2020
Màu Pantone của năm 2020 – Classic Blue

Sau khi thống nhất được màu cần chọn, các chiến dịch truyền thông sẽ hỗ trợ cho màu sắc được chọn trở nên phổ biến. Trước khi được công bố vào tháng 12, Pantone đã thỏa thuận cấp phép với rất nhiều thương hiệu khác nhau để đảm bảo sự xuất hiện phổ biến của màu sắc này. Điều này cũng đồng nghĩa với việc đảm bảo cho sự “dự báo chính xác” của Pantone.

*** Nếu doanh nghiệp đang có nhu cầu thiết kế, in ấn catalouge, tham khảo ngay: Dịch vụ thiết kế in ấn catalogue giá rẻ

Tại sao các thương hiệu cần sử dụng màu Pantone Color of Year?

Màu của năm được tạo ra với mục đích chính giúp các thương hiệu có thể tiếp thị sản phẩm/ dịch vụ của họ tốt hơn. Rất nhiều thương hiệu luôn muốn làm mới diện mạo của họ mỗi năm để thu hút khách hàng. Nhưng không phải thương hiệu nào cũng đủ nhân lực và khả năng xử lý để tạo ra nhiều sự thay đổi ấn tượng cho các sản phẩm/ dịch vụ của mình.

Vì thế Màu của năm xuất hiện để giải tỏa cơn khát đó, khi màu sắc cũng được xem như một sản phẩm có xu hướng mới, được cập nhật hằng năm.

Đối với những thương hiệu đã có màu sắc đặc trưng mang tính nhận diện như Tiffany & Co, Coca Cola, Pepsi,… không nhất thiết phải thay đổi màu sắc thương hiệu hay logo. Các thương hiệu chỉ cần cho ra mắt dòng sản phẩm giới hạn hoặc làm các TVC quảng cáo.

vdl-panton-color-2016
Bao bì sản phẩm của VDL cập nhật theo Pantone Color of the Year

Một ví dụ điển hình của việc làm mới diện mạo các sản phẩm của mình theo xu hướng Màu của năm đến từ VDL – thương hiệu mỹ phẩm trang điểm nội địa Hàn Quốc đang được ưa chuộng tại Việt Nam. Bắt đầu đưa xu hướng Màu của năm vào các sản phẩm đang bán của hãng từ năm 2017 với màu xanh của lá, đến nay hãng vẫn tiếp tục sử dụng các màu của năm 2016, 2019, 2020,… để đa dạng hóa mẫu mã (Packaging) sản phẩm như son, phấn mắt, kem nền, cushion,…

Nhờ thực hiện chiến dịch này nhiều năm liền, doanh số bán hàng của VDL đã tăng lên đáng kể.

Cách sử dụng bảng màu Pantone bắt nhịp xu hướng trong thiết kế in ấn

Ý nghĩa của màu Pantone trong thiết kế in ấn

Ý nghĩa lớn nhất khi sử dụng bảng màu Pantone vào thiết kế in ấn chính là sự khớp màu với ấn phẩm thực tế cuối cùng. Khi sử dụng màu Pantone, chuyên viên thiết kế có thể đảm bảo rằng màu được in ra hoàn toàn giống với màu trên bản thiết kế dù sử dụng loại máy in màu nào đi nữa. Ngoài ra người thiết kế còn dự trù được sắc độ màu sắc khác nhau như thế nào trên từng chất liệu giấy in khác nhau.

Màu Pantone được xem là màu đã được “pha chế” và chuẩn hóa với các đặc điểm kỹ thuật cụ thể khác với các màu sắc cơ bản. Khi đặt cạnh các ấn phẩm in kỹ thuật offset hệ màu CMYK, màu Pantone cho sắc độ tươi tắn và chuẩn màu hơn rất nhiều.

Trong tên gọi màu Pantone, bên cạnh các mã số riêng biệt thể hiện sắc độ còn có các chữ cái C, M, U.

  • C (Coated): giấy có lớp tráng phủ, chẳng hạn giấy Couche.
  • U (Uncoated): giấy không tráng phủ, chẳng hạn giấy Ford (Fort).
  • M (Matte): chất giấy mờ, không bóng.
pantone-printing
Sự khác biệt của 1 mã màu Pantone trên 2 chất liệu giấy phủ bóng và không phủ bóng

Bắt nhịp xu hướng mới nhất với ấn phẩm mang Màu Pantone của năm (Pantone Colour of Year)

Bất kỳ thương hiệu nào cũng muốn cập nhật và làm mới diện mạo của mình trong mắt khách hàng, để sản phẩm/ dịch vụ của công ty thu hút được nhiều sự chú ý tích cực, từ đó tăng doanh số bán hàng. Việc ứng dụng màu Pantone Color of the Year là một trong các phương pháp đó.

Nếu thương hiệu của quý doanh nghiệp không thể mỗi năm lại thay đổi một màu sắc sản phẩm tương tự nhãn hàng mỹ phẩm VDL thì có thể thay đổi các ấn phẩm đi kèm như túi giấy, name card, thiệp cảm ơn, hộp giấy sản phẩm, catalogue, brochure, sổ,…

pantone-marsala
Các ấn phẩm dựa theo cảm hứng từ Color of the Year 2015 – Marsala

Pantone Color of the Year luôn tạo nên xu hướng thiết kế mới nhất cho từng năm, chi phối hàng loạt mẫu thiết kế từ nội thất, thời trang, ấn phẩm,… cho đến đồ điện tử, phụ kiện,… Vì thế nếu thương hiệu bắt nhịp được màu Pantone của năm để thay đổi các ấn phẩm cho phù hợp có thể mang lại hiệu quả bất ngờ như:

  • Giúp bộ phận Marketing và phát triển sản phẩm tiết kiệm được thời gian nghiên cứu xu hướng của người tiêu dùng.
  • Màu sắc giúp sản phẩm nhanh chóng thu hút sự chú ý của người mua hàng, bắt nhịp tốt với sự thay đổi của các xu hướng mới nhất.
  • Tạo nên nét cá tính thú vị cho thương hiệu cũng như doanh nghiệp.
  • Chiến dịch thay đổi bao bì, ấn phẩm có chi phí tiết kiệm hơn so với những chiến dịch khác (chẳng hạn nghiên cứu công thức sản phẩm, quảng cáo trực tuyến,…) mà vẫn đem lại hiệu quả bất ngờ.
pantone-color-2020
Sử dụng bản màu Pantone của năm 2020 vào thiết kế các ấn phẩm và sản phẩm

Để hỗ trợ các quý doanh nghiệp, quý khách hàng thay đổi diện mạo sản phẩm, bắt nhịp xu hướng tốt nhất, In Alpha luôn có sự hỗ trợ đến từ đội ngũ thiết kế trẻ và sáng tạo, tốt nghiệp từ trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội.

Ngoài ra, In Alpha cũng đã đầu tư máy móc chuẩn châu Âu mới nhất để đảm bảo tốc độ và chất lượng in đáp ứng chuẩn màu của hệ thống màu Pantone (PMS).

Đặc biệt: Chi phí thiết kế ấn phẩm tại In Alpha hoàn toàn miễn phí!

Hãy liên hệ ngay với In Alpha để được tư vấn cách thay đổi bao bì hợp thời với mức chi phí tốt nhất cho doanh nghiệp của bạn nhé!

Đội ngũ In Alpha luôn nỗ lực và nâng cấp mỗi ngày để đạt được chất lượng in tốt nhất, mang đến sự hài lòng mọi khách hàng.

Gọi ngay HOTLINE: 0977 36 5151 – 0936 181 636 để được tư vấn miễn phí và lựa chọn dịch vụ in ấn phù hợp với giá cả cạnh tranh từ In Alpha nhé!

 

Tham khảo ngay các bài viết hay khác:

Đánh giá bài viết này

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ

CÔNG TY TNHH IN ALPHA VIỆT NAM

Địa chỉ: 460 Trần Quý Cáp (Nằm trong Công ty Xí nghiệp cầu đường), Đống Đa – Hà Nội)

Điện thoại: 024 3737 3060

Hotline: 0977 36 5151 – 0933 181 636

Email: lienhe@inalpha.vn

Skype: inalpha68

Website: https://inalpha.com.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *