Ứng dụng của kỹ thuật in ấn trong sản xuất, kinh doanh, đời sống

Từ rất lâu về trước, bằng trí tuệ cùng sức sáng tạo vô hạn, con người đã tạo nên các kỹ thuật in ấn và tiếp tục phát triển chúng cho tới ngày nay. Các kỹ thuật này đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống, nhất là trong kinh doanh và sản xuất hiện nay. Ứng dụng phù hợp những kỹ thuật in ấn sẽ giúp bạn tạo ra các ấn phẩm khác biệt và có lựa chọn đúng cho doanh nghiệp của mình.

Kỹ thuật in ấn ra đời đã góp phần vào sự phát triển của con người như thế nào?

a) Sự khởi đầu của kỹ thuật in ấn

Cùng ngược dòng lịch sử và quay trở về những dấu mốc đầu tiên của ngành in ấn, theo các ghi chép, nghiên cứu thì:

  • Vào những năm 220 sau Công nguyên: Kỹ thuật in ấn đầu tiên (in khắc gỗ) ra đời và ứng dụng tại Trung Quốc. Phương pháp này đã giúp người Trung Hoa thời bấy giờ lưu lại các dấu ấn lịch sử thời đó (kinh văn, tranh ảnh…), điển hình như Kinh Kim Cương vẫn còn tồn tại đến ngày nay.
Kinh Kim Cương – bản in lâu đời nhất hiện nay
  • Năm 1040: Pi-seng (Tất Thăng – người Trung Quốc) sáng chế ra phương pháp in rời chữ (từ đất sét cứng) thay vì dùng mộc bản như trước. Nhưng với độ mềm của chất liệu mà công nghệ này chưa đạt được sự thành công.
  • Năm 1430 (Thế kỷ thứ XV – Thời kỳ Phục Hưng tại châu Âu): Johannes Gutenberg (ông tổ ngành in) đã phát minh ra máy in với bảng chữ cái ít phức tạp hơn, đánh dấu sự ra đời của kỹ thuật in ấn hiện đại – in Typo. Chúng đã tạo nên sự nhảy vọt về phát triển thông tin ở châu Âu, góp phần làm cho khu vực này phát triển nhanh hơn về khoa học kỹ thuật.
  • Năm 1796: Alois Senefelder, một nhà viết kịch người Đức, đã phát minh ra kỹ thuật in thạch bản (lithography). In thạch bản là phương pháp in ấn trên bề mặt nhẵn và là tiền đề cho in ấn offset hiện đại.
Tranh minh họa Alois Senefelder sáng tạo ra kỹ thuật in thạch bản
  • Thế kỷ XVIII: Kỹ thuật in màu đầu tiên ra đời tại Đức. Kỹ thuật này đã giúp hình thành nền tảng cho in màu hiện đại.
  • Từ thế kỷ 19, 20, 21: Cuộc chạy đua công nghệ và máy móc in ấn nhằm nâng cao năng suất, thời gian và chất lượng bản in diễn ra trên toàn thế giới. Các kỹ thuật in mới ra đời từ sự cải tiến công nghệ như: Kỹ thuật in Proof; Kỹ thuật in Flexo; In kỹ thuật số,… rất phát triển.

Với những dấu mốc quan trọng đã đi qua, chúng ta có thể thấy rằng kỹ thuật in ấn đang ngày ngày càng phát triển, hoàn thiện cũng như tích hợp thêm nhiều tiện ích để mang đến ấn phẩm tốt nhất cho người dùng.

b) Kỹ thuật in ấn và đời sống

Hiện nay, bạn có thể thấy các ấn phẩm in ấn xuất hiện ở khắp mọi nơi, dưới rất nhiều hình thức khác nhau. Nếu như văn phòng nào cũng cần một máy in, photocopy đa chức năng để sao chép tài liệu, in hợp đồng, văn bản,… thì với những ấn phẩm như hóa đơn, catalogue, banner quảng cáo, poster, danh thiếp…, doanh nghiệp cần đòi hỏi các máy móc và kỹ thuật in ấn cao hơn.

Kỹ thuật in ấn càng nâng cao đồng nghĩa với ứng dụng của nó trong cuộc sống cũng ngày càng được hoàn thiện. Các doanh nghiệp nếu vận dụng những kỹ thuật in này vào đời sống sẽ tạo ra những thiết kế mang tính khác biệt và ấn tượng với người dùng nhất. Để bạn rõ hơn về những ứng dụng của các kỹ thuật in ấn vào sản xuất, kinh doanh, đời sống, hãy cùng In Alpha đến với phần tiếp theo dưới đây.

Ứng dụng của 3 kỹ thuật in ấn phổ biến trong sản xuất, kinh doanh, đời sống

1. Kỹ thuật in ấn Offset

Offset là kỹ thuật in ấn mà trong đó, tấm in (có thể là hình ảnh, họa tiết…) dính mực được ép lên các trục lăn thép bọc cao su rồi từ đó chuyền mực lên bề mặt in (giấy, vải…).

Kỹ thuật in Offset

Kỹ thuật này được ứng dụng trong in ấn hàng loạt (số lượng in thường từ 1000 trở lên), chẳng hạn như in số lượng lớn báo, tài liệu quảng cáo, văn phòng phẩm, tạp chí, hộp đựng và cho các bản in chất lượng cao nhưng chi phí vừa phải.

In tạp chí, báo – Ứng dụng của Offset

2. In kỹ thuật số (Digital Printing)

In kỹ thuật số là quá trình in hình ảnh dựa trên công nghệ kỹ thuật số hiện đại nhất có thể in lập tức lên nhiều bề mặt (chất liệu in) khác nhau. Không giống như in offset (phải có tấm in), in kỹ thuật số sử dụng các file điện tử (như PDF) hoặc dữ liệu trong máy tính chuyển trực tiếp đến máy in kỹ thuật số để in trên giấy, canvas, vải, chất liệu tổng hợp, bìa cứng và các chất nền khác trong thời gian ngắn với số lượng tùy chỉnh. Hình ảnh, tài liệu được sử dụng trong in ấn kỹ thuật số phải rõ ràng, sắc nét với độ phân giải cao.

Máy in kỹ thuật số

Ứng dụng của in kỹ thuật số trong sản xuất, kinh doanh và đời sống rất đa dạng:

  • Thương mại, văn phòng phẩm: In danh thiếp, bao bì thư, nhãn dán…
  • In dữ liệu biến đổi (VDP): Sử dụng các tệp tin theo hướng cơ sở dữ liệu để cá nhân hóa hàng loạt các tài liệu in.
  • In theo yêu cầu: Sách dành cho trẻ em (tùy chỉnh với tên của trẻ), sách ảnh (chẳng hạn như sách ảnh cưới),…
  • Quảng cáo: Sử dụng cho các biểu ngữ ngoài trời, biển báo sự kiện, brochure trong các triển lãm thương mại, trong lĩnh vực bán lẻ tại điểm bán,…
  • Thiết kế kiến ​​trúc: In phương tiện mới phù hợp với nhiều loại bề mặt đã cho phép biến đổi không gian nội thất và ngoại thất bằng cách sử dụng tranh treo tường và đồ họa sàn được in kỹ thuật số.
Sản phẩm của in kỹ thuật số

3. Kỹ thuật in ấn Flexo

Flexography hay Flexo là phương pháp in nổi sử dụng khối/bản/ma trận in để ép các phần tử như hình ảnh, chữ viết,… nằm cao hơn các phần tử không in.

Bản in Flexo

Flexo có lợi thế hơn so với in Offset ở chỗ nó có thể sử dụng nhiều loại mực hơn và in tốt trên nhiều loại vật liệu khác nhau như nhựa, giấy bạc, giấy bóng, giấy, xốp và các vật liệu khác dùng trong bao bì.

Kỹ thuật In Flexo trên chất liệu nhựa

Ứng dụng của kỹ thuật in ấn Flexo: Các sản phẩm điển hình được in bằng kỹ thuật này bao gồm hộp nhựa, túi bóng, túi giấy, bao tải thực phẩm, hộp sữa, đồ uống, nhựa dẻo, nhãn tự dính, cốc, hộp đựng dùng một lần, phong bì, giấy dán tường…

Ứng dụng của kỹ thuật in Flexo

Còn rất nhiều ứng dụng mà các kỹ thuật in ấn khác mang lại trong thực tế. Nếu bạn là một người đang tìm kiếm và lựa chọn đâu là kỹ thuật in phù hợp với doanh nghiệp, hãy liên hệ ngay với In Alpha qua số HOTLINE: 0977 36 51510936 181 636 để được tư vấn miễn phí và lựa chọn kỹ thuật in ấn và dịch vụ in phù hợp với mình.

Nếu doanh nghiệp đang có nhu cầu, tham khảo ngay:

Danh sách các dịch vụ các thiết kế và in ấn tại đây

In Alpha là thương hiệu in ấn có uy tín nhất tại thị trường Hà Nội và các tỉnh lân cận miền Bắc. Chúng tôi cung cấp bao bì và dịch vụ hậu cần chất lượng hàng đầu cho các doanh nghiệp thuộc mọi quy mô mà không phát sinh các chi phí kèm theo.

Bằng năng lực chuyên môn cao, đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp (tốt nghiệp Đại Học Mỹ Thuật Công Nghiệp Hà Nội) và vận hành theo tiêu chuẩn chất lượng chắc chắn sẽ giúp bạn thực hiện những ý tưởng bao bì sản phẩm vượt mong đợi.

Ngoài ra, với quy trình sản xuất khép kín trên dây chuyền tự động, quy mô nhà xưởng, máy móc hiện đại và chi phí hợp lý, Xưởng In Alpha cam kết mang đến cho quý khách những ấn phẩm in có chất lượng tốt nhất với mức giá cạnh tranh nhất. Cam kết đáp ứng những đơn hàng gấp với mọi số lượng trong thời gian nhanh nhất.

Nhiệm vụ của In Alpha là giúp bạn tạo ra một sản phẩm được thiết kế tuyệt vời có chất lượng in ấn cao, một sản phẩm thu hút sự chú ý của khách hàng ngay từ khi lên kệ! Hợp tác với In Alpha ngay hôm nay để có những bản in ấn bao bì giá rẻ, chất lượng và hợp lý.

Trở thành đối tác của In Alpha ngay hôm nay để nhận nhiều ưu đãi và chính sách khuyến mãi nhất!

Xưởng in & VP: 460 Trần Quý Cáp – Đống Đa – Hà Nội

Tel:  024.3737.3060  |  Email: kinhdoanh@inalpha.vn

Hotline: 0936.181.636 0977.36.5151 0936.999.199

Website: inalpha.com.vn

Facebook: https://www.facebook.com/inalpha

 

Tham khảo thêm các bài viết hay khác:

Tin Liên Quan