Tìm hiểu về màu sắc và cách phối màu sắc trong in ấn

Một trong những yếu tố quan trọng trong in ấn đó là màu sắc và cách phối màu. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng thành phẩm. Trong nội dung lần này, công ty Alpha Việt Nam sẽ giúp bạn tìm hiểu về màu sắc và các phối màu sắc trong in ấn một cách chi tiết.

Màu sắc trong in ấn là gì?

Bản chất của màu sắc theo trang từ điển Merriam – Webster định nghĩa, màu sắc là sự phản chiếu của ánh sáng lên một vật thể và là nhận thức về thị giác giúp con người có thể phân biệt giữa hai vật thể tương đồng.

Hiểu đơn giản thì màu sắc là tính chất của vật thể. Con người có thể nhận biết được màu sắc nhờ sự phản xạ ánh sáng từ các vật thể khác nhau. Màu sắc trong in ấn được phân loại dựa vào các đặc tính như Hue (Tông màu), Saturation (Độ bão hoà màu), Chromaticity (Độ kết tủa màu) và Value (Giá trị màu).

Tìm hiểu màu sắc trong in ấn là gì?

Tìm hiểu màu sắc trong in ấn là gì?

Màu sắc chính xác trong thiết kế in ấn rất khó để đạt được, nhưng nó cũng là 1 trong những chi tiết quan trọng nhất. Chính vì thế, trong nội dung lần này, công ty Alpha Việt Nam sẽ cùng bạn khám phá một vài thông tin hữu ích xung quanh nội dung này.

Những yếu tố ảnh hưởng đến độ chính xác của màu sắc trong in ấn

Màu sắc là một trong các phần khó nhất của thiết kế để hiển thị chính xác với mỗi người dùng. Nhận thức về màu có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, cụ thể như sau:

Nhận thức của con người

Cách mà mỗi người nhìn thấy màu sắc có thể khác nhau, tùy thuộc vào cấu trúc mắt của mỗi cá nhân. Điều này đặc biệt đúng trong phạm vi của những dải màu xanh.

Màu sắc cũng có thể tác động xung quanh khi được đặt cạnh các màu khác.

Có thể thông qua sự phản chiếu hoặc là một ảo ảnh thị giác. Để chứng minh điều này, bạn có thể kiểm chứng bằng cách giữ 1 mảnh giấy với màu sáng bên cạnh một mảnh giấy trắng gần cửa sổ có ánh sáng. Mảnh giấy sẽ biến thành màu khác.

Những thiết bị và dụng cụ in ấn

Độ chính xác của màu sắc trong in ấn còn phụ thuộc vào dụng cụ in ấn.

Những màn hình máy tính trung bình sẽ hiển thị màu sắc khác nhau tùy thuộc vào loại máy tính, những loại màn hình (ví dụ như màn hình phẳng LCD sẽ thể hiện màu sắc như xanh hơn), hiệu chỉnh nút điều khiển độ sáng/ tương phản cũng cho nhưng hiệu quả màu sắc khác nhau.

In phun và máy in laser, sở hữu công nghệ in ấn tiên tiến thật là tiện lợi, nhưng những máy in này thường không có dải màu mà máy in đời cũ có được. Điều này thể hiện rất rõ ràng trong những trường hợp màu sắc tươi sáng, đặc biệt là màu tối hoặc màu sắc phức tạp (màu sắc được tạo thành từ màu lục lam, đỏ tươi, vàng và đen (CMYK) toàn bộ được pha trộn với nhau.

Công cụ kiểm tra màu

Bạn có thể kiểm 1 quyển màu chuẩn CMYK chuyên dụng với in offset có bán ở hiệu sách ngoại văn, hoặc kiếm một quyển màu Pantone, 2 quyển này khá thông dụng.

Trên các quyển màu họ có in những màu cùng với những chỉ số để in được màu ấy ví dụ màu đỏ C0 M100 Y100 B0: nghĩa là màu xanh và đen không có; màu hồng + màu vàng in đủ 100%, tương tự như vậy với những màu khác. Phương pháp này còn gọi là thông số màu.

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến độ chính xác của màu sắc trong in ấn

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến độ chính xác của màu sắc trong in ấn

Bạn có thể so sánh màu cần in với sách chuẩn màu – lấy thông số màu đưa vào chương trình ngoài rồi outfilm.

Cho in offset với những máy in tốt + mực chuẩn thì màu sẽ ra đúng được, còn máy in chất lượng kém hoặc ảnh hưởng của việc outfilm màu chuẩn sẽ thay đổi một chút việc này cũng rất quan trọng, bạn cần lưu ý nhé.

Trường hợp màu bắt buộc chính xác tuyệt đối khoảng 99% thì bạn nên in màu pha – đề nghị thợ pha mực đúng màu đó rồi in. Cách này thường cho in lưới hoặc in offset kẽm riêng.

Cách phối màu trong in ấn

Độ chính xác của màu sắc còn phụ thuộc vào cách phối màu. Màu sắc ngoài tính thẩm mỹ còn phải có chiều sâu kín đáo, chính điều này đã tạo điểm nhấn cho màu sắc trong in ấn. Tất nhiên không phải lúc nào màu sắc cũng đẹp, không phải khi nào màu sắc cũng hài hoà. Bởi vậy nghệ thuật phối màu sẽ bù đắp những khuyết điểm đấy.

>>> Xem thêm: Thiết kế in ấn catalogue tại Hà Nội – Báo giá chi tiết

Những khái niệm khác về màu sắc trong in ấn

Màu dương tính

Màu được tạo ra từ 1 nguồn sáng. Ví dụ: Khi những màu cơ bản: Đỏ; Xanh lá cây và Xanh da trời phối hợp với nhau sẽ tạo ra màu trắng.

Màu âm tính

Là màu được xác định bởi sự hấp thu ánh sáng. Ví dụ: Khi màu Xanh lục, Đỏ cánh sen và Vàng được phối hợp chúng sẽ tạo ra màu nâu đen. Trường hợp bạn phối các màu dương tính cơ bản bạn sẽ được những màu âm tính cơ bản và ngược lại. Hiểu được mối quan hệ đối nghịch này trong màu sắc vô cùng cần thiết giúp bạn dễ dàng xác định và chỉnh sửa các lỗi về màu sắc trong in ấn.

Để đạt được độ chính xác màu sắc trong in ấn bạn cần chọn đúng đơn vị in ấn uy tín

Để đạt được độ chính xác màu sắc trong in ấn bạn cần chọn đúng đơn vị in ấn uy tín

Vòng tròn màu căn bản (the color wheel)

Vòng tròn màu căn bản có 12 cung chia đều theo hình nan quạt trên không gian hình tròn, mỗi cung với 8 cấp độ màu đi dần vào tâm vòng tròn từ đậm tới nhạt. 12 cung x 8 cấp độ sẽ tạo ra 106 màu căn bản và được đánh số từ 1 tới 106 đấy cũng là kí hiệu khi ta chọn màu. Ví dụ: Số 1 là màu đỏ sậm nhất (C:0 – M:100 – Y:100 – K:45) số 36 là màu vàng tươi (C:0 – M:0 – Y:100 – K:0) số 84 (C:80 – M:100 – Y:0 – K:0) là màu tím rượu nếp than, số 68 (C:100 – M:60 – Y:0 – K:0) là màu xanh nước biển,…

Vòng tròn màu căn bản được tạo ra từ 3 màu: Đỏ – Vàng – Lục lam. Từ ba màu này, màu sắc được pha lẫn hai màu với nhau (Ví dụ: Đỏ + Vàng = Da cam) rồi ba màu trộn lại với nhau, cứ thế ta sẽ có hơn 3.400 màu thông dụng nhất trong thiết kế đồ hoạ và trường hợp cứ pha, pha và pha trộn mãi bạn sẽ có hàng tỷ sắc màu cho riêng bạn.

>>> Tham khảo ngay: Thông tin chi tiết về dịch vụ in lịch theo yêu cầu dành cho các doanh nghiệp

Mong rằng qua bài viết này, Công ty TNHH In Alpha Việt Nam có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về màu sắc trong in ấn. Bạn cũng có thể đến trực tiếp tại văn phòng – xưởng làm việc của chúng tôi để được tư vấn chi tiết hơn.

Địa chỉ: 480 Trần Quý Cáp, Đống Đa, Hà Nội.

Hotline: 0977 36 5151 – 0936 181 636

Tin Liên Quan